Khảo sát tư vấn việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống, nghệ thuật hát Xẩm trên địa bàn huyện
Thứ sáu, 08/11/2024|Đã xem: 46|Nhận xét: 0
Đánh giá cho bài viết:
0 điểm ( 0 đánh giá )
Sáng ngày 08/11, đoàn chuyên gia, nhà khoa học do Thạc sĩ Tô Văn Động- Phó Chủ tịch Hội di sản văn hoá Việt Nam làm trưởng đoàn đã có buổi khảo sát tư vấn việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống, nghệ thuật hát Xẩm trên địa bàn huyện. Tham gia đoàn có đồng chí Phạm Thị Huệ Linh- Giám đốc Trung tâm Quy hoạch xây dựng đô thị, Viện Quy hoạch nông thôn quốc gia; Tiến sĩ Nguyễn Thị Tình- nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh; Thiếu tướng, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Năng- nguyên Giám đốc Bảo tàng quân đội; một số thành viên Hội di sản Văn hoá Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Tiến Việt- Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Phạm Quốc Đạt- TVHU, Phó Chủ tịch Sunwin 68
; các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện uỷ, lãnh đạo UBND, lãnh đạo một số phòng, ban, ngành, đơn vị; Bí thư Đảng uỷ các xã Yên Phong, Yên Thành và Yên Từ.
Ảnh: Các đại biểu dự buổi làm việc
Tại buổi làm việc, đồng chí Phạm Quốc Đạt- TVHU, Phó Chủ tịch Sunwin 68
đã thông tin báo cáo với đoàn những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc, giải pháp các di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống, nghệ thuật hát Xẩm trên địa bàn huyện. Theo đó, nói đến nghệ thuật hát Xẩm là nói đến nghệ nhân Hà Thị Cầu (xã Yên Phong). Trong suốt cuộc đời ca hát của mình cụ đã tham dự nhiều đợt hội diễn văn nghệ do các cấp bộ, ngành tổ chức. Năm 2004 cụ được công nhận là Nghệ sỹ ưu tú, Nghệ nhân dân gian… Sau khi qua đời, người con gái của cụ vẫn duy trì nghệ thuật hát Xẩm. Để bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật hát Xẩm, xã Yên Phong đề xuất chuyển trụ sở UBND xã ra khu tái định cư hoặc về sân vận động trung tâm xã để quy hoạch khu trụ sở cũ thành trung tâm văn hoá nghệ thuật hát Xẩm, trở thành món ăn văn hoá tinh thần của mỗi người dân và du khách.
Đối với gốm xứ Bồ Bát ở thôn Bạch Liên và Di chỉ Mán Bạc ở xã Yên Thành. Đây là làng gốm cổ nổi danh cách đây hàng ngàn năm. Sau khi được anh Phạm Văn Vang hồi sinh nghề gốm cổ, hiện nay, sản phẩm Bộ đồ thờ gốm sen vàng men bạch ngọc của Công ty TNHH bảo tồn và phát triển gốm Bồ Bát là sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh. Đây là một trong những sản phẩm được kết tinh từ văn hoá thờ cúng từ xưa đến nay đã thấm đẫm vào cuộc sống và tâm hồn của người Việt Nam. Theo các nhà khảo cổ học, di chỉ Mán Bạc thuộc giai đoạn văn hoá cuối Phùng Nguyên, đầu Đồng Đậu, có niên đại gần 4.000 năm. Qua nhiều lần khai quật, đã phát hiện nhiều các cá thể và hiện vật rất có giá trị. Dự kiến khu di tích lịch sử di chỉ mán Bạc, Bạch Liên mở rộng với quy mô 27,84 ha.
Đối với các di tích lịch sử văn hoá, lễ hội, làng nghề truyền thống trên địa bàn xã Yên Từ có 13 cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo. Có 03 lễ hội truyền thống đó là lễ hội Báo bản làng Nộn Khê, lễ hội truyền thống đền làng Phúc Lại, lễ hội truyền thống Đền Triệu. Đây là các lễ hội được tổ chức gắn liền với di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Xã có làng nghề cói Nộn Khê được UBND tỉnh công nhận là Làng nghề Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Ninh Bình năm 2010. Đặc biệt, lễ hội Báo Bản truyền thống làng Nộn Khê được tổ chức vào 13 và 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội truyền thống nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá đặc sắc của địa phương. Hiện nay, lễ hội truyền thống làng Nộn Khê đang được các cấp đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.
Qua khảo sát thực tế cũng như nghe báo cáo của huyện về công tác quản lý nhà nước về việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống, nghệ thuật hát Xẩm trên địa bàn huyện, các thành viên trong đoàn cũng tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc trong cách thức quản lý, công tác lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi, khoanh vùng, cắm mốc giới bảo vệ di tích, khu làng nghề, công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm… Cùng với đó là công tác bảo vệ, bảo tồn cổ vật, bảo vật như các đồ thờ tự, sắc phong, kinh phí để bảo tồn, duy tu, giữ gìn các di tích…
Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng đoàn sẽ tổng hợp, tư vấn nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống, nghệ thuật hát Xẩm trên địa bàn huyện, thu hút thêm nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu…
Tác giả: Bùi Thuý- Trung tâm Văn hoá, Thể thao và Truyền thanh huyện